Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

Bài cảm nhận về chuyến thăm Bảo tàng chứng tích chiến tranh


 Bảo tàng chứng tích chiến tranh nằm ở 28 Võ Văn Tần, F. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh. Trước kia khu vực này là phần đất của chùa Khải Tường, nơi sinh ra vua Minh Mạng vào năm 1791 và được ông cho sửa sang lại năm 1832. Trước 30/4/1975, đây là nơi bảo trì điện tử của quân đội Mỹ cho 4 cơ quan: Đại sứ quán Mỹ, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ, Phủ Tổng Thống và Phủ thủ tướng chính quyền Sài Gòn. Ngày 18/10/1978, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh ra quyết định thành lập Nhà trưng bày tội ác Mỹ – Ngụy. Ngày 10/11/1990, đổi tên thành Nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược. Đến ngày 4/7/1995, lại đổi tên là Bảo tàng chứng tích chiến tranh. Như được biết thì đây là nơi để lưu giữ những vật chứng của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Thông qua những gì trưng bày, chúng ta phần nào có thể thấy được sự ác liệt của chiến tranh cũng như sự can trường của người dân Việt Nam.
Vào khoảng 8h sáng ngày 7/4/2011, đoàn chúng tôi gồm các thành viên của lớp Địa K34A và K34B đã có mặt đông đủ tập trung trước bảo tàng để tiến hành tham quan. Thực ra, tôi đã từng đến đây một lần vào khoảng 2 năm trước; nhưng lần này, tôi  có những cảm nhận sâu sắc và ấn tượng  hơn trước. Khi đến đây, những người sinh ra trong thời bình như chúng ta mới có thể hình dung được một cách rõ nét  nhất về sự khốc liệt của chiến tranh mà các thế hệ ông cha ta đã từng trải qua. Điều đó cũng dễ hiểu thôi! Lâu nay chúng ta chỉ biết đến chiến tranh qua sách báo, truyền hình, đến đây chúng ta càng thêm hiểu và biết sâu sắc hơn, chi tiết hơn những gì mà mình đã được học từ sách báo…
Bước vào bảo tàng, cái nhìn đầu tiên của tôi là những cỗ máy chiến tranh thật hiện đại vào thời đó, nào là: xe tăng,máy bay chiến đấu, bom và súng đạn, rồi lần lượt  đi tham quan qua các gian nhà trưng bày hình ảnh nào là: những sự thật lịch sử, bộ sưu tập ảnh phóng sự hoài nịêm, chứng tích tội ác và hậu quả chiến tranh xâm lược, chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược, nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến, tranh thiếu nhi “Chiến Tranh Và Hòa Bình”, những con người sau chiến tranh (đa số là họ là những nạn dân của chất độc màu da cam). Nhưng trước khi tham quan, chúng tôi vào phòng thuyết trình và nghe chị hướng dẫn viên trình bày một cách tổng quát về bảo tàng, về những hiện vật được trưng bày tại đây…. Sau đó chúng tôi được tự do tham quan và tìm hiểu.
Những hiện vật được trưng bày ở đây rất khoa học qua từng thời kỳ, từng giai đoạn nhưng tất cả đều tố cáo tội ác của chiến tranh. Ấn tượng nhất đối với tôi là chiếc máy chém được trưng bày ở đây. Chiếc máy chém này từng gây kinh hoàng cho không biết bao người dân miền Nam dưới ách thống trị với chiến dịch “Lê máy chém đi khắp miền Nam”. Chiếc máy chém đầu tiên được hoạt động tại Pháp năm 1792, sau đó thực dân Pháp đưa sang để đàn áp phong trào nông dân của Việt Nam năm 1911. Sau đó không lâu chiếc máy chém thứ hai cũng được đưa sang. Đến năm 1960 người cuối cùng bị chém bằng máy chém là chiến sĩ Hoàng Lê Kha, tỉnh ủy viên tỉnh Tây Ninh.
Ngoài ra, một khu vực cũng thu hút được nhiều sự chú ý của khách tham quan, một “địa ngục trần gian” được phục chế lại ở đây đó là “Chuồng cọp”, đây là mô hình ở nhà tù Côn Đảo. Trong đó trưng bày những người lính với nét mặt bình thản trước hiểm nguy luôn rình rập, họ bình thản trước những thủ đoạn hết sức tàn ác của bọn ác ôn, chúng rắc vôi sống lên những người tù, tạt nước bẩn lên thân thể họ. Chuồng cọp được phục chế lại mỗi ngăn dài 2,7 mét, rộng 1,5 mét, cao 3 mét. Mùa nóng bị cột chặt từ 5 đến 14 người, ngược lại mùa lạnh thì chúng tách ra để lại 1 đến 2 người chân bị còng vào cột sắt, ăn uống, tắm giặt, tiểu tiện đều trên một phạm vi ấy. Chỉ cần một tiếng thở dài, ho hoặc đập muỗi là đủ để bọn ác ôn trút vôi xuống để người tù ngạt thở, lở da. Ngoài ra còn có những thủ đoạn khác như dội nước vào mùa lạnh khiến người tù rét run. Đôi khi chúng còn dùng cây chọc xuống những lúc chuồng cọp quá đông người. Sức khỏe của họ suy sụp rất nhanh, không chuồng nào không có người hy sinh vì kiệt sức, bệnh tật. Tại đây trưng bày một số vũ khí giết người hàng loạt như bom địa chấn nặng 7 tấn, đại bác 175mm, xe tăng phun lửa…
Chiến tranh đã qua đi, nhưng hậu quả của nó vẫn để lại khiến cho bao nhiêu người dân phải lao đao, những đứa trẻ sơ sinh hay nằm trong bụng mẹ nào có tội tình gì mà phải chịu số phận như thế: dị hình dị dạng ngay từ khi còn trong bụng mẹ, hay là sinh ra lại bị thiểu năng trí tuệ, không phát triển được như người thường! Thật tội nghiệp, chúng chỉ là những nạn nhân của chiến tranh chỉ vì một lý do duy nhất: cha mẹ chúng là kẻ địch của chế độ Mỹ – Diệm hay chỉ đơn thuần là vì người dân nằm trong vùng nghi ngờ của chúng, là những người hít thở bầu không khí đầy chất độc màu da cam. Rồi những người lính cụ Hồ năm xưa bây giờ mỗi khi trời trở gió là lại đau nhức, hậu quả của những viên đạn, quả bom và những hình thức tra tấn dã man của giặc Mỹ. Cùng là con người với nhau, tại sao họ có thể làm được như thế: một bên thì cười vui, lấy việc tra tấn, giết chóc nhân dân Việt Nam và chiến sĩ cách mạng làm niềm vui, một bên thì kiên cường, bất khuất với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, vẫn mỉm cười ngạo nghễ dù cho thịt nát, xương tan vẫn không nói nửa lời! Nhìn những hình ảnh đáng sợ trưng bày trong các gian phòng của bảo tàng, không ai có thể tin được rằng chúng ta, một dân tộc với hình thể nhỏ bé lại có thể chịu đựng và vượt qua được. Điều đau đớn nhất trong tim người cộng sản, trong tim những người con sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc chính là bị tra khảo bởi những người anh em của mình, những người con Việt Nam lầm đường lạc lối theo địch tàn sát lại chính đất nước của mình. Cùng là người Việt Nam, tại sao lại là kẻ thù của nhau trong chiến tranh? Tất cả là vì nhận thức con người mà thôi, người thì được Đảng giác ngộ, kẻ thì bị lu mờ bởi hào nhoáng của sự giàu sang mà địch quân hứa hẹn mang lại. Càng đi sâu vào bảo tàng, điều ấy càng lộ ra ngày một rõ, tất cả vì lòng tham không đáy của con người! Tại sao lại có những người không còn tính người vì sao họ lại có thể cười khi chụp cạnh một tử thi (tử thi đó là một người dân Việt Nam,là một anh chiến sĩ giải phóng)? Đơn giản vì đó chính là thành quả của họ, bởi vì chính tay họ đã giết hại những người đó, phải chụp hình lưu lại những hình ảnh mà có lẽ chỉ có một mình họ dám làm: Giết người mà vẫn cười vui vẻ, thậm chí còn ganh đua nhau để giết cho đủ số lượng. Thật là kinh khủng! Có đau thương nào to lớn như chiến tranh Việt Nam? Và cũng có ai vĩ đại như nhân dân Việt Nam, sẵn sàng tha thứ cho những kẻ lầm đường lạc lối quay trở về? Có người mẹ nào có lòng vị tha vĩ đại như người mẹ Việt Nam, có thể tha thứ cho những kẻ đã giết con mình, đẩy con mình vào cảnh máu chảy đầu rơi, làm cho mình rơi vào cảnh sớm hôm một mình neo đơn? Ai có thể hiểu được cho sự tha thứ cao quí ấy? Tại sao khi họ đẩy người dân Việt Nam vào tình cảnh dở sống dở chết ấy, họ không nghĩ một lần về gia đình họ, họ không thể tưởng tượng ra được cảnh không phải là những chiến sĩ cộng sản đang chịu đòn roi, đang chịu bom đạn mà là chính họ đang chịu? Hàng loạt câu hỏi được đặt ra, và cũng hàng loạt câu hỏi rơi vào trong im lặng, không có câu trả lời. Tất cả đều được biện minh bằng một lý do duy nhất: Chiến tranh! Phải,chỉ có hai từ “chiến tranh” thôi mà mang lại nhiều đau thương quá, chiến tranh gây mất mát nhiều quá, tổn thương về tinh thần do chiến tranh gây ra đau đớn quá! Nhưng dù sao thì chiến tranh cũng đã qua, chúng ta đang sống và học tập trong thời bình, thành quả mà cha ông ta đã phải đánh đổi bằng máu và nước mắt trong suốt những năm dài trường kì kháng chiến, chúng ta có nghĩa vụ và bổn phận phải làm cho đất nước ta lưu danh thiên sử với những thành tựu trong các mặt của đời sống và xã hội, và dần dần xóa bỏ đi vết thương của chiến tranh. Xóa bỏ đi vết thương của chiến tranh không có nghĩa là để cuộc kháng chiến chống Mỹ đi vào quên lãng, mà chúng ta và những thế hệ con cháu sau này càng phải biết về chiến tranh để biết được giá trị của hòa bình, trân trọng từng phút giây mình được sống trên đất nước hòa bình, thống nhất và độc lập!
Thật khó để có thể viết hết thành lời những gì mà chúng tôi cảm nhận được qua chuyến tham quan thực tế này. Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh đã giúp tôi không thể nào quên được những tội ác chiến tranh của bọn đế quốc, bọn tay sai đã gây ra cho nhân Việt Nam chúng ta, và nhắc nhở chúng ta phải ra sức học tập tốt để đền đáp công ơn các chiến sĩ giải phóng,bộ đội cụ Hồ ngày đêm ra sức chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam chúng ta như được những ngày hôm nay!
          Tham quan bảo tàng tôi cũng thấy bất ngờ về chính mình, đã từ lâu tôi hầu như ít còn để ý đến những cảm xúc, những suy tư, trăn trở về cuộc sống, về những con người đang sống quanh mình. Nhịp sống hối hả của đô thị đã cuốn tôi vào vóng xoáy, học tập , làm thêm, tham gia chỗ này chỗ khác đã dành hết thời gian của tôi, tôi chỉ muốn có thêm nhiều thời gian nhưng chỉ là để ngủ.Thế nhưng, hôm nay khi đi tham quan bảo tàng tôi đã gặp lại cảm xúc của mình cách đây khá lâu, cảm xúc biết ơn những người đi trước, những người đã đổ máu xương để chúng ta sống, học tập ngày hôm nay, để sáng dậy, mở mắt ra ta được nhìn thấy những người thân yêu, được hít thở bầu không khí trong lành, được làm những công việc yêu thích.
Thế mà đã có những lúc ta cảm thấy chán nản, thấy ta thật bất hạnh biết bao. Chắc các bạn đi tham quan bảo tàng cũng có những cảm xúc như tôi, sẽ cảm thấy cuộc sống thật đáng quý biết bao, sẽ tự hứa với mình sẽ cố gắng để sống thật tốt, thật có ích. Tham quan bảo tàng thật ích biết bao!



Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

Phá thai

Tôi biết một bạn từng phá thai. Cô ta xem chuyện đó là bình thường. Đức Chúa Trời nghĩ thế nào về phá thai?

LỜI CHÚA
Vì chính Chúa nắn nên tâm thần tôi,
Dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi.
Tôi cảm tạ Chúa, vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ lùng.
Công việc của Chúa thật lạ lùng, lòng tôi biết rõ lắm.
Khi tôi được dựng nên trong nơi kín,
Chịu nắn nên cách xảo tại nơi thấp của đất,
Thì các xương cốt tôi không giấu được mắt Chúa.
Mắt Chúa đã thấy thể chất vô hình của tôi;
Số ngày đã định cho tôi,
Đã biên vào sổ Chúa trước khi chưa có
một ngày trong các ngày ấy.
(Thi Thiên 139:13-16)

Mấy câu Kinh Thánh trên không chỉ là vần thơ đẹp của tôi mà còn là lời đầy năng lực diễn tả sự sáng tạo của Đức Chúa Trời đối với tôi, một con người.

Tôi là người được chính Chúa nắn nên, dệt thành, dựng nên trong lòng mẹ tôi một cách đáng sợ và lạ lùng. Chúa biết tôi ngay cả khi tôi chưa sinh ra. Vậy mà một số người nói rằng tôi chỉ là một cục máu, một khối u, có thể trục bỏ một cách dễ dàng. Lẽ nào tôi, dù bé tí ti, chưa phải là con người?

Kinh Thánh cho biết không phải đến khi lọt lòng mẹ thì tôi mới là con người. Ngay trong bụng mẹ tôi đã là con người. Tôi có tâm thần, có xương cốt do Chúa nắn nên và dệt thành, tôi có thể chất vô hình và Đấng tạo thành tôi đã nhìn thấy tôi. Chính Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hoá đã biết tôi và có mục đích cho cuộc đời tôi trước khi tôi ra đời.

Phá thai là giết tôi, là phá hỏng chương trình của Đức Chúa Trời dành cho tôi. Chỉ có Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hoá mới là Đấng có quyền kết thúc mầm sống trong tôi. Phá thai là kết thúc mầm sống trong của một con người. Quyết định kết thúc cuộc đời của tôi là phần việc của Đức Chúa Trời chớ không phải của con người.

ĐƯỢC SÁNG TẠO BỞI MỤC ĐÍCH TỪ TRONG LÒNG MẸ
Có lời Đức Giê-hô-va phán cùng tôi như vầy: “Trước khi tạo nên ngươi trong lòng mẹ, ta đã biết ngươi rồi; trước khi sanh ra, ta đã biệt riêng ngươi, lập ngươi làm tiên tri cho các nước.” (Giê-rê-mi 1:4, 5)